Tin tức

Lý lịch tư pháp và thủ tục làm lý lịch tư pháp mới nhất tại Việt Nam



Lý lịch tư pháp là giấy tờ rất quan trọng, nó buộc phải có trong rất nhiều hồ sơ như bổ nhiệm công chứng viên, thủ tục nhận con nuôi, luật sư,..Như vậy, lý lịch tư pháp là gì? Thủ tục làm lý lịch tư pháp hiện nay đang tiến hành như thế nào? Theo chân Bách hóa XANH tìm hiểu về điều này bạn nhé!

Lý lịch tư pháp là để chứng minh bản thân có bị án tích hay không? Có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã hay là không? Lý lịch tư pháp là giấy tờ có thể chứng minh các điều đó và cụ thể nó như thế nào? Thủ tục làm lý lịch tư pháp có phức tạp không? Theo chân Bách hóa XANH để giải đáp hết các thắc mắc bạn nhé!

1Lý lịch tư pháp là gì?

Lý lịch tư pháp là một loại giấy tờ được sử dụng để chứng minh bản thân có bị án tích hay không bị án tích. Những án tích này có ảnh hưởng đến việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp hay hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Lý lịch tư pháp là một loại giấy tờ được sử dụng để chứng minh bản thân có bị án tích hay không bị án tíchLý lịch tư pháp là một loại giấy tờ được sử dụng để chứng minh bản thân có bị án tích hay không bị án tích

Có 2 loại phiếu lý lịch tư pháp, phân biệt với nhau rõ ràng dựa theo nội dung thể hiện trên phiếu đó, cụ thể:

Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Là phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa; các thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan tổ chức nhà nước yêu cầu.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm cả các án tích chưa được xóa và đã được xóa, thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp và hợp tác xã.

2Thủ tục làm lý lịch tư pháp mới nhất?

Theo luật lý lịch tư pháp hiện nay, lý lịch tư pháp gồm có 2 loại:

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm:

  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, yêu cầu cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lí nhân sự, hoạt động quản lý doanh nghiệp, đăng kí kinh doanh, hợp tác xã.
  • Công dân Việt Nam, người nước ngoài đang lưu trú tại Việt Nam yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

3Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

  • Công dân Việt Nam không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
  • Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

Sở tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

  • Công dân Việt Nam hiện đang cư trú tại nước ngoài.
  • Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
  • Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước.

4Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1

Phiếu lý lịch tư pháp số 1Phiếu lý lịch tư pháp số 1

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:

– Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;

– Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh đối với trường cư trú ở nước ngoài;

– Hồ sơ nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

5Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cơ quan tố tụng

Cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cần Phiếu lý lịch tư pháp phải gửi yêu cầu đến Sở tư pháp tại nơi mà cá nhân đó đăng ký địa chỉ thường trú hoặc tạm trú:

Đối với những đối tượng không xác định được địa chỉ thường trú, tạm trú thì phải gửi văn bản yêu cầu cấp đến cho Trung tâm lý lịch tư pháp Quốc gia. Văn bản yêu cầu cần ghi rõ các thông tin về cá nhân đó theo quy định đã nêu trong luật Lý lịch tư pháp.

Đối với những trường hợp khẩn cấp có thể xem xét, giải quyết khi người có thẩm quyền yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, gmail, fax hoặc các phương tiện khác đã bổ sung văn bản yêu cầu trong 2 ngày làm việc sau đó.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp:

  • Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
  • Bản chụp giấy Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
  • Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú/ tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.(Từ 01/7/2021 không cần sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú, tạm trú).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Đối với công dân Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Sở tư pháp nơi đăng ký địa chỉ thường trú hoặc tạm trú, trường hợp đang cư trú, tại nước ngoài thì nộp tại Sở tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh.

Đối với người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam thì nộp tại Sở tư pháp nơi cư trú, trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp lại cho Trung tâm lý lịch tư pháp Quốc gia.

Lưu ý: Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc ủy quyền cần có văn bản theo đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp là cha, mẹ hoặc vợ, chồng, con cái của cá nhân xin cấp thì không cần giấy ủy quyền này.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi đóng phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp , công dân nhận giấy hẹn cấp phiếu và đến nhận kết quả theo thời gian ghi trong giấy hẹn.

6Thời hạn yêu cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Theo Điều 48 Luật lý lịch tư pháp, thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày kể từ ngày nhận yêu cầu. Nếu người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.

Thời hạn yêu cấp Phiếu lý lịch tư phápThời hạn yêu cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Trường hợp cần khẩn cấp cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cơ quan tiến hành tố tụng thì thời hạn không quá 2 ngày kể từ ngày nhận yêu cầu hợp lệ.

7Lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư phápLệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Nội dung này nằm trong quyết định 2244/QĐ-BTP về công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ tư pháp.

Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp: 200.000/người.

Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ ( gồm cha ruột, mẹ ruột, vợ (chồng), con (con ruột, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ): 100.000/người.

Các trường hợp cấp Phiếu lý lịch tư pháp miễn phí bao gồm:

  • Trẻ em ( theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em)
  • Người cao tuổi ( theo quy định tại Luật người cao tuổi).
  • Người khuyết tật ( theo quy định tại Luật người khuyết tật).

Người thuộc hộ nghèo ( theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020.

Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.

8Phiếu lý lịch tư pháp có thời hạn là bao lâu?

Hiện nay, Luật lý lịch tư pháp năm 2009 hay các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có bất kỳ quy định nào về thời hạn lý lịch tư pháp.

Cũng tùy theo tính chất, lĩnh vực mà thời hạn của lý lịch tư pháp được quy định khác nhau tại các văn bản.

Thời hạn phiếu lý lịch tư phápThời hạn phiếu lý lịch tư pháp

Chẳng hạn:

  • Để xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, họ bắt buộc phải xin Phiếu lý lịch tư pháp và Sở lao động – Thương binh và Xã hội chỉ nhận các Phiếu lý lịch tư pháp còn thời hạn là 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.

Có thể bạn quan tâm

  • Do đó, khi chuẩn bị hồ sơ tương ứng có yêu cầu lý lịch tư pháp, bạn cần tìm hiểu về thời hạn lý lịch tư pháp để chuẩn bị cho đúng.

Trên đây là một số tuýp mà Bách hóa XANH chia sẻ để giúp bạn hiểu rõ hơn thế nào là lý lịch tư pháp? Các thủ tục làm lý lịch tư pháp mới nhất tại Việt Nam bạn nhé!

Mua khẩu trang tại Bách hóa XANH phòng chống dịch bệnh khi đi làm thủ tục nhé:

>> Thủ tục hành chính là gì?

>> Thủ tục tách khẩu là gì? Hướng dẫn quy trình làm thủ tục tách khẩu

>> Thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Rate this post
Như vậy, đến đây bài viết về Lý lịch tư pháp và thủ tục làm lý lịch tư pháp mới nhất tại Việt Nam đã kết thúc. Chúc quý độc giả luôn thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Mời bạn đọc xem thêm nhiều bài viết hay trong chuyên mục: Tin Tức, Giá Cả Thị Trường, Ngân Hàng

Bài viết liên quan

Back to top button

Adblock Detected

Xin vui lòng tắt tiện ích, tính năng chặn quảng cáo để xem nội dung. (Ủng hộ tác giả, xin cảm ơn)