Kế toán là gì – Thông tin tổng hợp về kế toán đầy đủ nhất

Kế toán là gì – Có nên học và làm kế toán hay không
Kế toán là gì – Kế toán là nghề gì ? Kế toán làm gì ?… Có bao giờ bạn suy nghỉ tại sao những ngành thuộc lĩnh vực kinh tế – Tài chính lại có sức hút khá lớn đối với nhiều bạn trẻ như hiện nay không ? Đặc biệt nhất trong đó là chuyên ngành kế toán với số lượng học viên ghi danh vào học đứng đầu trong lĩnh vực này.
Đơn giản theo suy nghĩ chủ quan: ngày càng có nhiều đơn vị doanh nghiệp ra đời từ dịch vụ cho đến sản xuất, thương mại và đương nhiên mỗi công ty đơn vị này đều cần ít nhất 1 vị trí kế toán. Chính vì thế nên nhu cầu nhân lực về lĩnh vực này sẻ luôn phát triển không ngừng và cơ hội để có công việc tương đối dễ hơn so với các ngành khác.
Nhưng trong thực tế, khi mọi thứ luôn không ngừng phát triển, thì các nhu cầu cũng đòi hỏi chất lượng về nguồn nhân lực này ngày càng cao hơn. Do đó, để chuẩn bị cho mình cơ hội, công việc trong lĩnh vực này tốt thì chúng ta nên tìm hiểu kỹ kế toán là gì ? công việc kế toán là gì ? Ngoài ra cũng cần trang bị thêm cho bản thân những kiến thức, kỹ năng gì để bản thân luôn tự tin với chuyên môn của mình trong nghề kế toán, …

Vậy kế toán là gì
Thật ra, khái niệm kế toán khá đơn giản, kế toán chỉ là việc thu thập, ghi chép toàn bộ những thông tin về tình hình hoạt động của một tổ chức, doanh nghiệp. Bao gồm các hoạt động mua bán, xuất nhập, thu chi, tăng giảm nguồn vốn, tài sản, … Đây được xem là bộ phận quan trọng cốt lõi trong bộ máy của doanh nghiệp.
Kế toán là bộ phận có thể cung cấp đầy đủ và chính xác các số liệu giúp nhà quản lý có thể đưa ra các kế hoạch kinh doanh rõ ràng, những quyết định đầu tư sáng suốt. Dựa vào các số liệu ghi chép của bộ phận kế toán có thể phân tích đánh giá được tình hình hoạt động, tình hình tài chính cũng như nguồn ngân sách, doanh thu, chi phí của cả công ty.
Kế toán tiếng Anh là gì
Kế toán tiếng Anh là accountant, ngoài ra chúng ta có accounting là giữ sổ sách. Accountancy là kế toán viên, là một trong những từ ngữ thương gặp khi học tiếng anh chuyên ngành kế toán.
Xem thêm Kế toán công nợ là gì làm những gì
Có nên theo học kế toán hay không
Là một trong những thắc mắc của nhiều bạn chuẩn bị rời khỏi ghế nhà trường, bước sang một môi trường học tập rộng lớn hơn. Bạn muốn tìm học kế toán, xong lại lo lắng rằng không biết nghề kế toán ra trường có dễ xin việc không ? Có nên học kế toán không ? Công việc nghề kế toán có dễ không ?
Nếu như trước đây bạn thường nghe đâu đó là kế toán trước tiên học môn toán phải thật giỏi, tính toán thiệt giỏi.. Mới nên đăng ký học kế toán và cảm thấy hơi lo ngại khi mình không giỏi toán lắm nhưng muốn học kế toán thì phải làm sao ?
Đừng lo lắng quá, vì việc tính toán giỏi hay không giỏi không quyết định đến sự thành công hay thất bại của người làm kế toán đâu. Đây chỉ là một điều kiện cần thôi nhé. Chính vì vậy, nếu bạn yêu thích hoặc muốn học kế toán thì cứ mạnh dạng đăng ký nhé.

Công việc của kế toán là gì, kế toán làm những gì
Dù là công ty lớn hay nhỏ đều cần bộ phận kế toán để thực hiện chức năng lập báo cáo tài chính để từ đó nhà quản lý có thể kiểm soát được chi phí, lợi nhuận. Giúp các cơ quản lý có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của mỗi doanh nghiệp và quản lý nguồn thu thuế được đảm bảo chính xác hơn.
Tuỳ mô hình doanh nghiệp, vị trí, phần hành công việc mà nhân viên kế toán sẻ phụ trách những công việc và nhiệm vụ khác nhau. Công việc kế toán có thể chỉ do 1 nhân viên phụ trách ở các công ty nhỏ, hoặc do nhiều người cùng thực hiện đối với các công ty lớn. Các vị trí phần hành kế toán khác nhau nhưng công việc của các kế toán viên đều có những điểm chung như:
– Ghi chép các hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
– Lập chứng từ cho từng cho mọi hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
– Kiểm tra lại số liệu, sổ sách kế toán một cách đầy đủ và chính xác nhất.
– Xử lý các dữ liệu để lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính cho quản lý doanh nghiệp.
– Lập báo cáo tổng hợp theo mỗi phần hành.
Các loại kế toán trong một đơn vị doanh nghiệp
Kế toán tài chính
Kế toán tài chính: là sử dụng các quy trình kế toán để tạo báo cáo tài chính tạm thời và báo cáo hàng năm. Tổng hợp kết quả của tất cả các giao dịch tài chính xảy ra trong một kỳ kế toán sẽ được tóm tắt vào bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo thu nhập và bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đa số bảng Báo cáo tài chính của các công ty được kiểm toán hàng năm bởi một công ty bên ngoài.
Kế toán quản trị
Kế toán quản trị sẽ sử dụng nhiều dữ liệu giống như kế toán tài chính nhưng lại được tổ chức và sử dụng thông tin theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể kế toán quản trị tạo báo cáo hàng tháng (hoặc theo quý) theo yêu cầu của quản lý doanh nghiệp, để nhóm quản lý này của doanh nghiệp có thể sử dụng để đưa ra quyết định cách thức hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tiếp theo.
Kế toán quản trị cũng sẽ bao gồm nhiều khía cạnh khác của kế toán. Nhưng về cơ bản thì bất kỳ thông tin nào có thể hữu ích và cần thiết cho quản lý đều sẽ nằm ở đây.
Kế toán chi phí
Kế toán chi phí cũng giống như kế toán quản trị, nhưng khác nhau ở chổ nếu kế toán quản trị giúp cho doanh nghiệp đưa ra quyết định về quản lý thì kế toán chi phí sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định về chi phí.
Về cơ bản thì kế toán chi phí theo dõi tất cả các chi phí liên quan đến việc sản xuất một sản phẩm. Dựa vào đây các nhà phân tích, quản lý doanh nghiệp và kế toán sẽ sử dụng thông tin này để xác định giá trị của sản phẩm.
Trong kế toán chi phí thì tiền được coi là một yếu tố kinh tế trong sản xuất, trong khi đó đối với kế toán tài chính thì tiền được coi là thước đo hiệu quả kinh tế của cả một công ty.
Một người làm kế toán cần những điều kiện gì
Đây là điều mà rất nhiều bạn đang học hoặc mới bước chân vào nghề kế toán muốn biết để phát triển sự nghiệp của mình. Theo đó muốn trở thành một người làm kế toán giỏi, đòi hỏi bạn phải liên tục học tập, trao đồi kiến thức.
Kế toán gắn liền với tài chính, ngân hàng.. là một trong những ngành nghề rất dễ dấn thân vào con đường phạm tội. Chính vì vậy một người làm kế toàn cần phải có tính trung thực, khách quan. Không những vậy để có thể thành công trong nghề kế toán, người làm kế toán phải có khả năng quan sát, phân tích các tình huống. Cần phải có kỹ năng tin học, và kỹ năng ngoại ngữ tốt để phục vụ công việc.
Cơ hội và khó khăn thử thách trong nghề kế toán
Từ đầu đến cuối, chúng ta có thể thấy, kế toán không như một số các ngành nghề khác. Một khi đã xác định sẽ gắn bó với kế toán bạn phải tìm ra những định hướng rõ ràng cho sự nghiệp của mình. Theo các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kế toán, đây là một nghề rất có tiềm năng phát triển trong tương lai.
Khi bước chân vào nghề kế toán, bạn sẽ có 4 lĩnh vực có thể lựa chọn để phát triển sự nghiệp của mình. Theo đó bạn có thể chọn kế toán, kiểm toán, thuế và quản lý. Chính nhờ sự đa dạng của các công việc, điều này khiến nhiều bạn trẻ, nhất là các chị em theo học và làm kế toán.
Bên cạnh đó, mức lương cũng như các chế độ, mọi trường làm việc của kế toán tương đối tốt. Nếu là người có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn vững vàng. Cơ hội nghề nghiệp kế toán dành cho bạn rất lớn. Tuy nhiên dù là nghề nào đi chăng nữa, cũng luôn tồn tại những khó khăn nhất định, kế toán cũng không ngoại lệ.
Các cấp bậc của nghề kế toán
Là một sinh viên mới ra trường, chắc hẳn bạn sẽ không thể có được việc ở một vị trí cao trong công ty. Vậy kế tón có các cấp bậc nào ? Lộ trình để trở thành người có tiếng nói, có quyền lực nhất trong phòng kế toán như thế nào ? Để làm được điều đó bạn sẽ trải qua các cấp bậc sau đây.
Kế toán viên công ty
Ngay sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, công việc mà các bạn ứng tuyển vào bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp đó chính là kế toán viên. Đây là giai đoạn tương đối khó khăn và cũng chính là thử thách đầu tiền của các bạn trên con đường chinh phục kế toán.
Bởi lẽ mới ra trường, không có kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn còn yếu, bạn khó có thể được giao trọng trách lớn. Thường khi mới vào công ty, kế toán viên sẽ được giao việc ở một mảng nhất định như kế toán kho, kế toán thanh toán,….
Hiện nay, mức lương của kế toán viên hiện nay giao động từ 7 triệu đến 12 triệu đồng. Để có thể phát triển lên một nấc thang trong sự nghiệp cũng như tăng mức lương thưởng của mình. Bạn cần phải học thêm một số khóa học nghiệp vụ kế toán, nhằm nâng cao kiến thức, kinh nghiệm cho mình.

Kế toán tổng hợp
Ở cấp bậc kế toán tổng hợp, lúc này người làm kế toán đã có kinh nghiệm ít nhất từ 2 đến 3 năm làm việc trong ngành kế toán. Sau khoản thời gian này, người làm kế toán viên đã có trình độ, kiến thức chuyên môn vững vàng. Có khả năng nhìn nhận, tổng hợp bao quát các hoạt động của kế toán trong một doanh nghiệp. Có thể phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính.
Ở giai đoạn này, người làm kế toán tổng hợp thường có mức lương từ 10 triệu đến 25 triệu. Mức thu nhập không hề nhỏ so với các ngành nghề khác hiện nay.
Kế toán trưởng
Trong các công ty, doanh nghiệp, kế toán trưởng được biết là người đứng đầu bộ phận kế toán. Là người đứng đầu vậy nên, trách nhiệm của người làm kế toán trưởng sẽ rất lớn. Dù vậy, khi đã đến được chức vụ kế toán trưởng, có thể xem bạn đã rất thành công trong sự nghiệp. Đây chính là vị trí cao nhất của một người làm nghề kế toán.
Mức thu nhập cho vị trí kế toán trường thường giao động từ 20 đến 50 triệu. Mức thu nhập này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tốt khác nhau. Bạn có thể tham khảo tại bài viết chi tiết ” Kế toán trưởng là gì – Công việc và thu nhập của kế toán trưởng ”
Kế toán ra trường làm việc ở đâu
Từ đầu bài viết đến giờ, chúng ta có thể thấy, kế toán là một bộ phận rất quan trọng trong doanh nghiệp. Vì vậy cơ hội việc làm và mức thu nhập của nghề kế toán tương đối cao, môi trường làm sạch sẽ chuyên nghiệp.
Thông thường sau khi tốt nghiệp kế toán, bạn có thể gửi CV ứng tuyển vào các vị trí như kế toán viên, kiểm toán viên, kê khai thuế, chuyên viên tư vấn tài chính,…Ngoài ra bạn cũng có thể làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ, hay các đơn vị thuộc quyền quản lý của nhà nước.
Tham khảo thêm ” Mẫu CV chuyên ngành kế toán mới nhất hiện nay ”
Các chuyên ngành của Kế toán hiện nay
Kế toán Doanh nghiệp
Khi học kế toán doanh nghiệp, bạn sẽ được các chuyên gia nhiều kinh nghiệm đào tạo chuyên sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị. Được học các quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, tổ chức công tác kế toán; có kiến thức về thuế – tài chính doanh nghiệp. Sau khi học bạn có thể am hiểu các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Kế toán công
Khi đăng ký học chuyên ngành kế toán công, bạn sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu về kế toán công. Các kiến thức này thường sử dụng ở các đơn vị quản lý tài chính công. Cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí và không sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, đơn vị, tổ chức được nhà nước quyết định thành lập.
Bao gồm: Kế toán Hành chính sự nghiệp, Kế toán Ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN. Kế toán Tài chính Ngân sách xã, Kế toán thu Ngân sách tại cơ quan thuế, hải quan. Kế toán các quỹ công ngoài Ngân sách Nhà nước, kế toán quản trị công.
Nắm chắc quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, quy trình tổ chức công tác kế toán. Nắm chắc được kiến thức bổ trợ bao gồm: Quản lý tài chính công, quản lý thu, chi Ngân sách Nhà nước.
Kế toán quản trị và kiểm toán; nắm được các kiến thức cơ bản về thuế, tài chính doanh nghiệp. Am hiểu chuẩn mực kế toán công và chế độ kế toán trong lĩnh công cũng như lĩnh vực tư.
Kiểm toán
Khi theo học chuyên ngành này, bạn sẽ được đào tạo công việc kiểm toán một cách khoa học và thành thạo. Thông qua hệ thống môn học chuyên sâu về kiểm toán từ các chuyên gia bao gồm:
Kế toán tài chính, kế toán chi phí, kế toán quản trị, hệ thống thông tin kế toán, tài chính công. Đầu tư tài chính, kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ, kế toán quốc tế. Kiểm toán hoạt động, luật doanh nghiệp, phân tích và thẩm định báo cáo tài chính…
Kế toán tài chính
Khi đăng ký học kế toán tài chình, bạn sẽ được đào tạo tập trung vào việc soạn thảo các báo cáo hàng năm cho cổ đông về kết quả hoạt động chung của công ty. Chuyên ngành này đào tạo cử nhân nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế- xã hội.
Sau khi học, bạn sẽ có kiến thức chuyên sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị. Có thể nắm chắc quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, quy trình tổ chức công tác kế toán. Nắm được các kiến thức cơ bản về thuế, tài chính doanh nghiệp; am hiểu chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Kế toán học những mô học nào
I | Khối kiến thức chung khi học kế toán |
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tin học cơ sở 2 |
6 | Tiếng Anh A1 |
7 | Tiếng Anh A2 |
8 | Tiếng Anh B1 |
9 | Giáo dục thể chất |
10 | Giáo dục quốc phòng-an ninh |
11 | Kỹ năng mềm |
II | Khối kiến thức theo lĩnh vực |
12 | Toán cao cấp |
13 | Xác suất thống kê |
14 | Toán kinh tế |
III | Khối kiến thức theo khối ngành |
III.1 | Các môn học bắt buộc |
15 | Nhà nước và pháp luật đại cương |
16 | Kinh tế vi mô |
17 | Kinh tế vĩ mô |
18 | Nguyên lý thống kê kinh tế |
19 | Kinh tế lượng |
III.2 | Các môn học tự chọn |
20 | Lãnh đạo và giao tiếp nhóm |
21 | Lịch sử văn minh thế giới |
22 | Xã hội học đại cương |
23 | Logic học |
IV | Khối kiến thức theo nhóm ngành |
IV.1 | Các môn học bắt buộc |
24 | Luật kinh tế |
25 | Nguyên lý quản trị kinh doanh |
26 | Kinh tế tiền tệ – ngân hàng |
27 | Tài chính doanh nghiệp 1 |
28 | Nguyên lý kế toán |
29 | Nguyên lý marketing |
IV.2 | Các môn học tự chọn |
30 | Định giá doanh nghiệp |
31 | Đầu tư tài chính |
V | Khối kiến thức ngành |
V.1 | Các môn học bắt buộc ngành kế toán |
32 | Kế toán tài chính 1 |
33 | Kế toán tài chính 2 |
34 | Kế toán tài chính 3 |
35 | Kế toán quản trị |
36 | Tài chính doanh nghiệp 2 |
37 | Thuế |
38 | Hệ thống thông tin kế toán |
39 | Quản trị tài chính quốc tế |
40 | Phân tích tài chính |
41 | Kiểm toán căn bản |
42 | Phân tích hoạt động kinh doanh. |
V.2 | Các môn học tự chọn |
V.2.1 | Các môn học chuyên sâu |
V.2.1.1 | Các môn học chuyên sâu về Kế toán |
43 | Kế toán quốc tế |
44 | Kế toán thuế |
45 | Thực hành kế toán tài chính |
V.2.1.2 | Các môn học chuyên sâu về Kiểm toán |
46 | Kiểm toán tài chính |
47 | Kiểm toán nội bộ |
48 | Thực hành kiểm toán tài chính |
V.2.2 | Các môn học bổ tự chọn chung |
49 | Kế toán doanh nghiệp dịch vụ |
50 | Kế toán ngân hàng thương mại |
51 | Những vấn đề hiện tại của kế toán |
52 | Đàm phán trong kinh doanh |
53 | Các thị trường và định chế tài chính |
V.3 | Kiến thức thực tập và tốt nghiệp |
V.3.1 | Thực tập và niên luận |
54 | Thực tập thực tế 1 |
55 | Thực tập thực tế 2 |
56 | Niên luận |
V.3.2 | Khoá luận tốt nghiệp hoặc môn học thay thế |
57 | Khoá luận tốt nghiệp |
02 môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp | |
58 | Kế toán công |
59 | Kiểm toán dự án |
Muốn học kế toán phải thi khối nào
Các khối thi vào ngành Kế toán |
– Mã ngành Kế toán: 7340301 |
– Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Kế toán: |
A00 – Toán, Lý, Hóa |
A01 – Toán, Lý, Anh |
A04 – Toán, Lý, Địa |
A07 – Toán, Sử, Địa |
A16 – Toán, Văn, KHTN |
B00 – Toán, Hóa Sinh |
C01 – Toán, Văn, Lý |
D01 – Toán, Văn, Anh |
D07 – Toán, Hóa, Anh |
D09 – Toán, Sử, Anh |
D10 – Toán, Địa, Anh |
D90 – Toán, KHTN, Anh |
D96 – Toán, Anh, KHXH |

Điểm chuẩn ngành Kế toán hiện nay là bao nhiêu
Khi muốn dự thi vào một trường nào đó, điều mà bạn thường lo lắng nhất đó là điểm chuẩn của trường đó. Vậy điểm chuẩn của ngành Kế toán của các trường đại học tại việt Nam là bao nhiêu ?
Theo chúng tôi được biết, điểm chuẩn của các trường đào tạo kế toán dao động từ 16 – 23 điểm. Điểm chuẩn của các trường đào tạo kế toán cũng tùy thuộc vào khối thi và phương thức xét tuyển THPT Quốc gia.
Các trường đào tạo ngành Kế toán tại Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đã có rất nhiều các trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành Kế toán. Vì vậy, để tìm và lựa chọn một ngôi trường đào tạo kế toán uy tín không phải là điều dễ dàng. Sau đây Báo Kinh Tế cập nhật danh sách những trường đào tạo Kế toán theo từng khu vực cho bạn dễ dàng tra cứu.

Trường đào tạo kế toán khu vực miền Bắc
- Đại học Kinh Tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Đại học Hà Nội
- Đại học Ngoại Thương (Cơ Sở Quảng Ninh)
- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
- Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Học viện Tài Chính
- Đại học Thương Mại
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Học Viện Ngân Hàng
- Học viện ngân hàng (Phân viện Bắc Ninh)
- Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Giao Thông Vận Tải
- Đại học Công Đoàn
- Đại học Công Nghiệp Hà Nội
- Đại học Thủy Lợi
- Đại học Thăng Long
- Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Hà Nội)
- Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Thái Nguyên)
- Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Vĩnh Phúc)
- Đại học Điện Lực
- Đại học Tài Chính Ngân Hàng Hà Nội
- Đại học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Hà Nội)
- Đại học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Sơn Tây)
- Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
- Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
- Đại học Đại Nam
- Đại học Thành Đô
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội)
- Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp (Cơ sở Nam Định)
- Đại học Mỏ Địa Chất
- Đại học Đông Đô
Trường đào tạo kế toán Khu vực miền Trung
- Đại học Kinh Tế – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Kinh Tế – Đại học Huế
- Đại học Nha Trang
- Đại học Kinh Tế Nghệ An
Trường đào tạo kế toán Khu vực miền Nam
- Đại học Kinh Tế TP.HCM
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Cơ sở phía nam)
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Ngân Hàng TP.HCM
- Đại học Tài Chính Marketing
- Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Mở TP.HCM
- Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Công Nghiệp TP.HCM
- Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM
- Đại học Ngoại Ngữ – Tin Học TP.HCM
- Đại học Công Nghệ TP.HCM
- Đại học Kinh Tế – Tài Chính TP.HCM
- Đại học Hoa Sen
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Mức lương các vị trí trong phòng kế toán
Vị trí trong phòng kế toán | Mức lương trung bình |
Kế Toán Tổng hợp | 7 – 13 Tr.đ |
Kế Toán Thuế | 7 – 12 Tr.đ |
Kế Toán Giá thành | 7 – 13 Tr.đ |
Kế Toán Tiền lương | 6 – 10 Tr.đ |
Kế Toán Chi phí | 7 – 13 Tr.đ |
Kế Toán Công nợ | 7 – 10 Tr.đ |
Kế Toán Bán hàng | 6 – 9 Tr.đ |
Kế Toán Quản trị | 10 – 20 Tr.đ |
Kế Toán Kho | 6 – 9 Tr.đ |
Kế Toán Vật Tư | 6 – 9 Tr.đ |
Trên đây là khái niệm cơ bản nhất về “Kế toán là gì ?”, về cơ bản thì không có sự khác nhau. Nhưng tùy vào loại kế toán khác nhau sẽ có nhiệm vụ cũng như công việc cụ thể của kế toán sẽ khác nhau. Nếu đã lựa chọn kế toán là nghề để phát triển sự nghiệp thì hãy cố gắng không ngừng bạn nhé. Chúc các bạn thành công !